Trung Quốc là một thị trường tiềm năng bởi đất nước này có số dân rất đông nhưng trong bối cảnh Trung Quốc hướng doanh nghiệp trong nước và người dân chuyển sang dùng “hàng nội” và thắt chặt chính sách kinh doanh với nước ngoài thì IBM lại đưa ra chiến lược kinh doanh ” vừa kinh doanh vừa phải chia sẻ công nghệ của mình cho các đối tác Trung Quốc “. Đây quả là một Chiến lược kinh doanh tuyệt đỉnh của IBM tại Trung Quốc
IBM sẽ chia sẻ công nghệ với một số công ty công nghệ Trung Quốc và sẽ tích cực giúp tạo dựng ngành công nghiệp điện toán cho quốc gia này chính là khẳng định của nữ Chủ tịch kiêm CEO tại IBM là bà Virginia Rometty khi bà đưa ra một chiến lược riêng dành cho thị trường này trong bối cảnh các chính sách về công nghệ của Trung Quốc bị đánh giá là gây khó khăn cho các công ty nước ngoài muốn đầu tư vào đây.
>>> Microsoft đã trình làng chiếc tai nghe dành riêng cho điện thoại Lumia
Theo bà Rometty phát biểu tại Diễn đàn phát triển Trung Quốc (là sự kiện thường niên do Chính phủ nước này tài trợ để hội họp doanh nhân và chính trị gia ngồi lại với nhau), IBM phải giúp Trung Quốc xây dựng ngành CNTT hơn là chỉ đến đây để kinh doanh và sản xuất.
Những gì bà Rometty phát biểu có thể xem là dấu hiệu rõ ràng nhất cho đến nay rằng các doanh nghiệp nước ngoài buộc phải tuân thủ một chính sách khác nếu họ muốn tiếp tục ở lại Trung Quốc để kinh doanh dưới áp lực về chính trị.
Một số công ty công nghệ từ Mỹ hoạt động tại Trung Quốc đang cố gắng tạo lập các liên minh hợp tác với những công ty của nước này, hy vọng một đối tác nội địa sẽ giúp họ hoạt động dễ dàng, thuận lợi hơn trong môi trường rất “khó nhằn” với các doanh nghiệp ngoài.
Trung Quốc thúc đẩy người dùng và các tổ chức tại đây sử dụng công nghệ “nội địa” nhiều hơn công nghệ từ nước ngoài, vì lo ngại những vấn đề bảo mật, an ninh, điển hình như vụ rò rỉ thông tin từEdward Snowden.
Doanh thu của IBM tại thị trường Trung Quốc ổn định hơn sau thời gian sụt giảm thê thảm từ hồi quý III/2013 từ sau vụ Snowden. IBM cho biết họ bị giảm 1% doanh thu tại đây vào quý IV/2014, so với cùng kỳ năm ngoái.
Cách tiếp cận mới của IBM cho phép các công ty Trung Quốc tạo được mọi thứ, từ chip bán dẫn, máy chủ dựa trên kiến trúc của IBM cho đến phần mềm chạy những hệ thống ấy.
Tuần qua, IBM cho biết Suzhou PowerCore Technology bắt đầu sản xuất một phiên bản chip Power8 củaIBM để chạy cho các máy chủ do Trung Quốc sản xuất. Dòng bộ xử lý POWER của IBM thường được dùng cho các hệ thống chuyên xử lý tính toán như các dịch vụ tài chính, là nơi mà các ngân hàng Trung Quốc cần phải trang bị, tuân theo luật mới của Chính phủ nước này là phải dùng sản phẩm từ nhà sản xuất trong nước.
IBM cũng công bố một loạt đối tác mới là nhà sản xuất Trung Quốc, và đến nay IBM đã đóng gói phần mềm cơ sở dữ liệu của họ với các sản phẩm của Inspur (nhà sản xuất máy chủ và đối thủ cạnh tranh của IBM) và cũng bắt tay với Youyou, công ty phần mềm trụ sở tại Bắc Kinh.
Và rõ ràng là để tiếp tục “kiếm tiền” tại thị trường đông dân nhất thế giới này, IBM không còn cách nào khác là phải chơi trò nước đôi, tức vừa kinh doanh vừa phải chia sẻ công nghệ của mình cho các đối tác Trung Quốc.
Các tìm kiếm liên quan đến ibm
- ibm là gì
- ibm thinkpad
- laptop ibm
- ibm t61
- tai ibm
- ibm server
- ibm t43
- ibm thinkpad t61
- chiến lược kinh doanh của IBM
- chiến lược
- IBM