Khôi phục sau thảm họa Disaster Recovery – DR là giải pháp khôi phục dữ liệu từ một site khác khi site chính đang gặp thảm họa, làm ngưng trệ hoạt động trao đổi thông tin của doanh nghiệp, tổ chức. Giải pháp này thường được áp dụng cho các hệ thống doanh nghiệp cần khả năng sẵn sàng cao, đảm bảo sự toàn vẹn của dữ liệu.
Trong thời kì kinh tế đang tăng trưởng mạnh mẽ, cùng với sự phát triển như vũ bão của nền CNTT như hiện nay, mọi tổ chức, doanh nghiệp đều coi CNTT như một công cụ hỗ trợ đắc lực. Doanh nghiệp sẽ không thể phát triển nếu không áp dụng những thành tựu của công nghệ hiện nay, nhất là hệ thống lưu trữ dữ liệu. Doanh nghiệp lớn thường tự xây dựng cho mình các trung tâm dữ liệu, hệ thống các phòng máy chủ với nhiều cấu hình khác nhau, cùng các trang thiết bị có cấu hình mạnh mẽ. Không chỉ dừng lại ở đó, các vấn đề về bảo đảm an toàn dữ liệu cho toàn hệ thống cũng như tính sẵn sàng cao trong mọi hoạt động trao đổi thông tin ngày càng được quan tâm hơn. Bởi đó được coi như một phần quan trọng trong việc duy trì hoạt động của mọi doanh nghiệp, tổ chức.
Vì sao doanh nghiệp thường phải sử dụng giải pháp khôi phục sau thảm họa
Thảm họa có thể đến với chúng ta bất kì lúc nào với nhiều hình thức khác nhau như thiên tai, lũ lụt, động đất, sóng thần, hỏa hoạn, sét đánh,… hay do chính những tác nhân nội bộ, gây ra nhiều mất mát dữ liệu hoặc phá hỏng toàn bộ dữ liệu của hệ thống. Gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh, sự sống còn của cả doanh nghiệp.

Khôi phục sau thảm họa – Disaster Recovery
Hiểu được tầm quan trọng của dữ liệu, ngoài việc tìm đến các trung tâm xử lý dữ liệu, doanh nghiệp thường trang bị thêm cho mình các hệ thống lưu trữ, sao lưu khôi phục dữ liệu sau thảm họa để đảm bảo dữ liệu được an toàn, ngay cả khi dữ liệu chính bị mất.
Giải pháp sao lưu – Khôi phục sau thảm họa Disaster Recovery
Khôi phục sau thảm họa – Disaster Recovery – là giải pháp cho phép khôi phục, tiếp tục sử dụng các cơ sở hạ tầng công nghệ quan trọng và hệ thống dữ liệu sau thảm họa xảy ra. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần phải:
Lập kế hoạch và chuẩn bị cơ sở hạ tầng ứng phó khi thảm họa xảy ra:
+ Kế hoạch cho việc khôi phục các ứng dụng, dữ liệu, phần cứng, kênh truyền dẫn (kết nối) và các cơ sở hạ tầng CNTT khác.
+ Chuẩn bị nhân sự chủ chốt, kết nối và các phương tiện khác.
Đơn vị cung cấp giải pháp sẽ cấp cho doanh nghiệp cơ sở hạ tầng đầy đủ để thiết lập một hệ thống mạng an toàn. Bằng cách xây dựng hệ thống dự phòng, cùng những chính sách về con người và thiết bị, sẵn sàng cho việc khôi phục hệ thống, đảm bảo dữ liệu được an toàn tuyệt đối trong mọi trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.
Khôi phục sau thảm họa cần có các thành phần nào?
Các thành phần chính của giải pháp khôi phục sau thảm họa bao gồm:
+ Trung tâm dữ liệu chính: Bao gồm các hệ thống máy chủ – server, máy trạm, thiết bị lưu trữ, thiết bị kết nối, hệ thống mạng; Cùng các bộ phần mềm quản lý và điều hành, cho phép thiết lạp cơ chế tự động nhân bản dữ liệu và phục hồi hệ thống sau thảm họa. Đồng thời quản lý và điều hành các phiên làm việc giữa trung tâm dữ liệu chính và trung tâm dữ liệu dự phòng.
+ Bộ phần mềm quản lý và điều hành: Cho phép thiết lập cơ chế nhân bản dữ liệu, quản lý và điều hành các phiên giao tiếp giữa hai sites ( DC và DR ), lập lịch cho phép tự động nhân bản và phục hồi hệ thống sau thảm họa.
+ Trung tâm xử lý dữ liệu dự phòng: Tùy thuộc vào nhu cầu và từng mức độ khôi phục dữ liệu của doanh nghiệp, tổ chức mà các đơn vị sẽ cung cấp cho khách hàng giải pháp xây dựng trung tâm dữ liệu dự phòng từ xa khác nhau. Mức cao cấp nhất là xây dựng một trung tâm dữ liệu Disaster Recovery từ xa với đầy đủ trang thiết bị như một hệ thống trung tâm dữ liệu chính. Giúp toàn bộ hệ thống sao lưu, bảo vệ duy trì tính liên tục của hệ thống thông tin cho tổ chức, doanh nghiệp.
+ Hệ thống kết nối mạng giữa 2 site: Đây là yếu tố chính quyết đnjh cách thức nhân bản dữ liệu từ xa của doanh nghiệp.
Như vậy, giải pháp khôi phục sau thảm họa là việc làm không thể thiếu đối với mọi doanh nghiệp, tổ chức có ứng dụng CNTT mạnh mẽ. Tùy theo mức độ và tầm ảnh hưởng của dữ liệu đối với mọi hoạt động của tổ chức àmà doanh nghiệp có những giải pháp phòng chống thảm họa và bảo vệ an toàn dữ liệu một cách tương ứng.
Khôi phục sau thảm họa của VDO có gì nổi bật?
Giải pháp Khôi phục sau thảm họa (Disaster Recovery – DR) của VDO được xây dựng dựa trên các chuẩn công nghệ nhân bản dữ liệu từ xa, sử dụng giải pháp quản lý và vận hành hệ thống một cách tự động dựa trên chiến lược nhân bản và phục hồi sau thảm họa đã được lập từ trước.
+ Công nghệ nhân bản dữ liệu từ xa sử dụng mô hình chuẩn, áp dụng cho mọi hệ thống như Metro Mirroring hoặc Global Mirroring.
- Metro Mirroring cho phép nhân bản các logical volume thời gian thực giữa 2 site cách xa nhau tới 300km, sử dụng công nghệ nhân bản dữ liệu đồng bộ giữa 2 site (site cục bộ và từ xa).
- Global Mirroring cung cấp tính năng sao chép từ xa với khoảng cách lớn giữa 2 site sử dụng công nghệ ASynchorous. Với Global Mirror, dữ liệu mà host ghi tới Storage Unit tại site cục bộ được “shadow” tới Storage Unit tại site từ xa dưới dạng Offline. Khi đó, một bản sao nhất quán của dữ liệu được tự động duy trì trên Storage Unit tại site từ xa.
VDO đưa ra giải pháp khôi phục sau thảm họa dựa trên nền tảng công nghệ của các hãng nổi tiếng trên thế giới như IBM, HP, EMC, Veritas, FalconStor, v.v cho phép duy trì hoạt động trao đổi thông tin, nâng cao tính sẵn sàng cho hệ thống, tiết kiệm và bảo vệ chi phí đầu tư của doanh nghiệp. Với việc là đối tác chiến lược của các hãng nổi tiếng về (Disaster Recovery – DR), VDO sẽ đem lại cho khách hàng một giải pháp phù hợp nhất, tận dụng tối đa các thiết bị hiện có của doanh nghiệp, tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư, v.v.
Đối tượng cần sử dụng giải pháp khôi phục dữ liệu Disaster Recovery ?
Disaster Recovery – DR áp dụng cho hệ thống doanh nghiệp vừa và lớn, cần yêu cầu khả năng sẵn sàng cao, sự toàn vẹn của dữ liệu có tính chất sống còn đối với doanh nghiệp. Do vậy giải pháp DR sẽ phù hợp với các doanh nghiệp trong lĩnh vực Ngân hàng, các công ty và tổ chức trong lĩnh vực Tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, Viễn thông, Điện lực, Ngành thuế, các trường Đại học, v.v.
Để tìm hiểu chi tiết hơn về giải pháp khôi phục sau thảm họa – Disaster Recovery cũng như các dịch vụ cho thuê trung tâm xử lý dữ liệu chất lượng, vui lòng truy cập vào website vdo.vn hoặc liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin sau:
Công ty cổ phần VDO
Địa chỉ: Tầng 18 toà Detech, số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Tel: 024 7305 6666
Văn phòng đại điện Tp Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: Phòng A502 Tòa Nhà SCREC, 974A Trường Sa, Phường 12, Quận 3, Hồ Chí Minh. – Lô C, Số 974A Trường Sa ( Co.opmart Nhiêu Lộc), Phường 12, Quận 3, Hồ Chí Minh.
Tel: 028 7308 6666
Tổng đài hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn dịch vụ: 1900 0366
>>>> Có thể bạn quan tâm: Cho thuê chỗ đặt máy chủ – giải pháp xử lý dữ liệu – trung tâm xử lý dữ liệu dự phòng